Kỹ Thuật Nuôi Cà Cuống Đem Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Kỹ Thuật Nuôi Cà Cuống Đem Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

  1. GIỚI THIỆU VỀ CON CÀ CUỐNG

a) Đặc điểm cơ thể con Cà Cuống:

Cà cuống là côn trùng thủy sinh, thuộc bộ Cánh cứng,cơ thể dẹt hình lá, thân dài từ 8 – 12cm, bề ngang 3cm, màu nâu vàng có sọc đen, bề ngoài thoáng qua giống hệt con gián lớn. Tính tình hung dữ

Cà Cuống Trưởng Thành 0949 719 719
Cà Cuống Trưởng Thành 0949 719 719

b) Phân biệt: Cà Cuống cái và Cà Cuống Đực

Cà Cuống cái to gần gấp đôi Cà Cuống đực, khi Cà Cuống trưởng thành, Cà Cuống cái không có bọc tinh dầu, còn Cà Cuống đực có 2 bọc tinh dầu lớn bằng tép bưởi, chứa ở 2 bên hông đôi chân thứ 3, tính từ đầu Cà Cuống xuống. Chính tinh dầu là hương thơm quyết rủ bạn tình, đồng thời là vũ khí tự vệ của loài Cà Cuống. 

c) Tinh dầu Cà Cuống: có vị Cay, mùi giống mùi quế ống,

Cũng như tất cả các hương liệu thiên nhiên, hương tinh dầu cà cuống có nguồn gốc từ ester của alcohol.  Năm 1957, nhà hóa học Việt Nam đã quá cố, TS. Nguyễn Đức Tâm, công tác tại phòng thí nghiệm Munich (CHLB Đức), đã dùng phương pháp điện di, xác định được thành phần hóa học của hương cà cuống là E-2 acetyl ester cycro-sorbitol, đặt nền móng cho công nghệ sản xuất tinh dầu cà cuống. Từ phòng thí nghiệm đến sản xuất đâu phải chặng đường ngắn. Cách đây 22 năm, Việt Nam đã có người sản xuất tinh dầu cà cuống tổng hợp, nhưng qua các nhà sành ăn đánh giá, chỉ bằng 1% hương thiên nhiên, nên không được thị trường chấp nhận. Người Thái đứng ngoài như kẻ bàng quan, đã đột nhiên xuất chiêu, tung ra thị trường tinh dầu cà cuống tổng hợp mang nhãn hiệu “Mai Ploy”, đạt được 50% cà cuống thiên nhiên và được thị trường chấp nhận. Cà cuống có mặt trên thị trường Việt Nam đều mang nhãn hiệu nói trên.

d) Vòng đời và quá trình sinh sản của Con Cà Cuống:

Khi đẻ trứng, cà cuống bò lên cành cây nhô trên mặt nước và đẻ trứng vào đó. Trứng cà cuống trông giống như trứng ốc bươu vàng nhưng có màu trắng ngà. Mỗi ổ có từ 20 – 120 trứng và được cà cuống đực ấp, khoảng 5-7 ngày sau nở ra ấu trùng, sau đó ấu trùng sẽ qua 5 lần lột xác (khoảng 40 ngày) để trở thành Cà Cuống trưởng thành.

Sau khi đẻ xong, cà cuống cái sẽ bám vào cây thủy sinh hoặc bay tà tà trên mặt nước. Con đực thì sẽ đến quạt khí cho trứng nở. Những con cái khác sẽ tìm đến để ghép đôi cùng với con đực và đẻ trứng, chúng sẽ tìm cách phá hủy trứng của con khác và thay thế bằng trứng của mình. Vì vậy mà bạn cần chú ý và hãy tách những con cái chưa đẻ ra một bể khác.

Cà Cuống thiên nhiên thường sinh sản vào tháng 4-8 âm lịch.

Ổ Trứng Cà Cuống 0949 719 719
Ổ Trứng Cà Cuống 0949 719 719

e) Môi trường sinh sống của Cà Cuống:

Cà Cuống hay nằm khuất ở bụi cỏ – bờ ao, chờ khi những con tôm – cá bơi qua, liền nhảy xuống nước, bắm chặt con mồi hút máu. Chúng có tính hướng quang, nên trước đây, mỗi khi màn đêm buông xuống, người ta thắp ngọn đèn măng-xông ở bờ ruộng, có khi bắt được cả cần xé.

Đánh mất một thứ thật dễ, muốn kiếm lại thì chẳng dễ chút nào. Loài người chúng ta xưa nay khai thác tài nguyên theo kiểu tận thu đến cạn kiệt, lại thiếu thân thiện với môi trường đã nuôi sống chúng ta. Nên số lượng Cà Cuống thiên nhiên ngày một ít đi, thậm chí ở Việt Nam coi như chúng đã bị tiệt chủng.

Cà Cuống sinh sản quanh năm, sinh trưởng và phát triển rất nhanh.

Thức ăn của Cà Cuống là các loại động vật nhỏ như: tôm, cá mòi nhỏ, cào cào, châu chấu, dế, nòng nọc con, nhựa cây lục bình,…

f) Nhu cầu sử dụng Cà Cuống trong ẩm thực và dược tính của Con Cà Cuống:

Khi nhắc đến cà cuống, người ta thường liên tưởng đến một loại nước mắm cà cuống có hương vị đặc biệt. Cà cuống có rất nhiều công dụng đối với sức khỏe con người, tinh dầu có mùi gần giống với mùi quế.

Hiện nay cà cuống không những còn được biết đến là một loài côn trùng, mà chúng còn biết đến là món ăn đặc sản rất đang được ưa chuộng của người miền Bắc. Ngoài ra, nhiều nơi cà cuống còn được nuôi để lấy tinh dầu, tinh dầu cà cuống có rất tác dụng trong việc làm hưng phấn tinh thần và chức năng sinh dục, hoặc có công dụng làm thuốc chữa các bệnh tè dầm cho trẻ em. Tuy nó chỉ là một loài côn trùng nhưng giá của cà cuống lại vô cùng rất đắt đỏ. 

MÔ HÌNH KỸ THUẬT NUÔI CÀ CUỐNG ĐẠT HIỆU QUẢ KINH TẾ CAO:

Chọn Con Giống:

Khi nuôi cà cuống bạn nên chọn những con có 6 chân dài khỏe, và phần bụng có màu vàng nhạt, lông mịn, phía trên lưng sẽ có 1 bộ cánh mỏng nửa mềm nửa cứng.

Hồ Nuôi: 

Nước: Trong, sạch, không bị ô nhiễm và nhiễm nhiều loại vi sinh

Đáy hồ: Dưới nền bể, bạn cần trải một lớp phân bón, tiếp đó là một lớp cát sỏi để trồng cây thủy sinh. Nền lót bạn cũng phải giúp rễ cây bám tốt, sinh trưởng – phát triển và không gây đục nước.

Độ pH nước: 6-7

Diện Tích Hồ Nuôi Cà Cuống: Rộng 2m* Dài 3m * 80cm, mực nước trong hồ duy trì  30-40cm.

Thành phần môi trường nuôi gồm có:

Cây thuỷ sinh: Một số cây thủy sinh thích hợp như: rong mái chèo, rau Dừa, rau Mác, Cần trôi, cỏ thạch xương, cỏ năng, bồ,…dùng cây gắp nhỏ gim rể cây nhẹ xuống lớp các sỏi để cây hút phân và sinh trưởng, tạo môi trường sinh thái trong sạch cho hồ nuôi.

Thức ăn nuôi cà cuống gồm:

Cá mòi, cá con,…

Ốc các loại

Côn trùng, cào cào, châu chấu, dé,…

nòng nọc, nhái,…

Mật độ nuôi Cà Cuống cần phân ra các loại hồ như sau:

  1. Hồ Nuôi Cà Cuống giống Bố Mẹ: Từ 100- 200 con cà cuống bố mẹ/ hồ,
  2. Nuôi Cà Cuống thương phẩm: Từ 500 con Cà Cuống/hồ
  3. Nuôi Cà Cuống con: Từ 300 – 500 con cà cuống/hồ
  4. Hồ nuôi Trứng Cà Cuống: 

Lưu ý: Cà Cuống là loài hướng quang mạnh vào ban đêm, nên khi nuôi, phải có nắp chê đậy hồ nuôi, để tránh tình trạng Cà Cuống bay ra ngoài hồ. Không nuôi mật độ quá nhiều, 

Cách chăm sóc và cho Cà Cuống ăn:

Sau khi tạo hệ sinh thái cho hồ nuôi ổn định cho cá và cây thuỷ sinh, cách 7 ngày mới được thả cà cuống vào nuôi.

Liên tục theo dỏi, quan sát hồ nuôi, nếu có hiện tượng lạ xảy ra, hãy ghi chép lại hiện tượng và chụp ảnh hay quay video lại gửi cho bộ phận kỹ thuật của Công Ty Gia Vị Việt Hiệp để được hướng dẫn và xử lý ngay, không để ảnh hưởng đến môi trường hồ nuôi và Cà Cuống đang sinh sống trong hồ.

Thường xuyên bổ sung lượng thức ăn tổng hợp cho cá mồi sinh trưởng và phát triển, với mức độ vừa đủ, để tránh thức ăn thừa gây ô nhiễm môi trường nuôi.

Cà Cuống Thương Phẩm 0949 719 719
Cà Cuống Thương Phẩm 0949 719 719

Các cấu trúc sinh thái khác ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển và sinh sản của con Cà Cuống:

Nhiệt Độ: Duy trì từ: 27-29 độ C

Không Gian: Thoáng mát, gió tự nhiên, 

Cách xử lý các trường hợp hồ nuôi khi nuôi Cà Cuống:

Thu hoạch và bảo quản Cà Cuống thương phẩm:

Cà Cuống sống: Cho vào túi lưới, nhắc thêm các nhánh tre để Cà Cuống bám vào, nhớ tạo ẩm liên tục trong thời gian khi vận chuyển đường dài 1-2 ngày, thùng xốp có đục lổ nhỏ để không khí trao đổi thông thoáng cho Cà Cuống hô hấp.

Cà Cuống làm chết: Nên bỏ vào túi 10 con/bao cho vào ngăn đá tủ lạnh, ngay sau khi sơ chế bọng đái (ruột Cà Cuống) và rửa sạch để ráo nước.

Mọi chi tiết về cà cuống vui lòng liên hệ với trại cà cuống củ chi qua số điện thoại 0949 719 719 A. Ngọc

Thông Tin Liên Hệ
Cơ Sở Cung Cấp Đặc Sản Cho Nhà Hàng
Điện Thoại: 0949 719 719 Gặp A. Ngọc
Địa Chỉ: 1100A tỉnh lộ 7, ấp Gót Chàng, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
Email: voanhngoc@gmail.com
Website: Đặc Sản Cho Nhà Hàng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *